Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2025

Hợp đồng khoán việc: thuế TNCN, Thuế TNDN, BHXH, Chi phí lương (kế toán thiên ưng)

 

Hợp đồng khoán việc: thuế TNCN, Thuế TNDN, BHXH, Chi phí lương

 

Hợp đồng khoán việc (hay còn gọi là hợp đồng giao khoán hoặc hợp đồng thuê khoán việc) là sự thỏa thuận của hai bên: bên giao khoán và bên nhận khoán. Trong đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

 
1. Mẫu hợp đồng khoán việc:

Trong bộ luật lao động số 45/2019/QH14 thì không có quy định loại hợp đồng khoán việc => Do đó không có quy định cụ thể về nội dung chủ yếu, phải có trên hợp đồng khoán việc

Nhưng trong chế độ kế toán tại Thông tư 200/2014/TT-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp thì lại có mẫu chứng từ 08-LĐTL là Hợp đồng giao khoán và chứng từ mẫu 09-LĐTL là Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
 
Và trong chế độ kế toán tại Thông tư 133/2016/TT-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cũng có mẫu chứng từ 08-LĐTL là Hợp đồng giao khoán và chứng từ mẫu 09-LĐTL là Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

Theo đó thì:
Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
Còn:
Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.
 
2. Phân biệt giữa hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động

Hợp đồng khoán việcHợp đồng lao động
Hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận khoán, ngoài việc sử dụng sức lao động con người, họ còn phải tự mua sắm trang bị công cụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) và có khi bao gồm cả chi phí nguyên liệu, vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) để hoàn thành công việc giao khoán.Hợp đồng lao động là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận việc chỉ cần dùng sức lao động để hoàn thành mọi yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao.
Hợp đồng khoán việc thường mang tính thời vụ, vụ việc ngắn hạn, không ổn định. Hợp đồng lao động thường mang tính ổn định, lâu dài.
Người nhận giao khoán phải bỏ toàn bộ (một phần) vật chất, sức lao động để hoàn thành công việc, và nhận phần tiền công của mình.Người lao động chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương.
Bên nhận khoán việc chủ động thực hiện công việc miễn sao đảm bảo yêu cầu và thời hạn bàn giao kết quả công việc cho bên khoán việcNgười lao động làm việc dưới sự chỉ đạo, giám sát của người sử dụng lao động.

Việc lựa chọn áp dụng loại hợp đồng nào thì doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của công việc cụ thể đó để lựa chọn loại hợp đồng phù hợp

3. Cách tính Thuế TNCN đối với lao động khoán việc:

* Trường hợp 1: Cá nhân có đăng ký kinh doanh
=> Cá nhân cung cấp dịch vụ tự kê khai nộp thuế theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC về hộ, cá nhân kinh doanh
=> Doanh nghiệp sẽ không thực hiện khấu trừ thuế của cá nhân đó
 
* Trường hợp 2: Cá nhân không đăng ký kinh doanh
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ hợp đồng khoán được xác định thuộc nhóm các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nên thù lao từ hợp đồng khoán việc sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Vậy là: Đối với lao động khoán việc thì sẽ thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% như sau:
+ Nếu trả dưới 2 triệu đồng/lần thì doanh nghiệp thuê lao động khoán việc không thực hiện khấu trừ thuế TNCN của lao động khoán việc.
+ Nếu trả từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thuê lao động khoán việc phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho lao động khoán việc.
Chú ý: Trường hợp lao động khoán việc được trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên nhưng lao động khoán việc đó có làm cam kết thu nhập theo mẫu 08/CK-TNCN ban hành theo thông tư 80/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp thuê lao động khoán việc không thực hiện khấu trừ thuế TNCN của lao động khoán việc.
- Lưu ý:
+ CQT không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này
+ Đối với trường hợp Thuê khoán nhân công (để xây dựng, sửa chữa...): Ký hợp đồng với 1 đại diện nhóm thì thực hiện tính thuế theo tỷ lệ 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân.

4. Chi phí tiền lương, tiền công của lao động khoán việc

Khoản chi phí tiền lương, tiền công của lao động khoán việc được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
 
Hồ sơ - chứng từ để lấy vào chi phí gồm có:
+ Hợp đồng giao khoán;
+ Biên bản thanh lý hợp đồng;
+ Căn cước công dân của người lao động;
+ Biên bản nghiệm thu sản lượng hoặc biên bản xác nhận công việc hoàn thành;
+ Bảng chấm công;
+ Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN;
+ Chứng từ chi tiền;
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
 

5. Lao động khoán việc có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Vì theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH1 thì người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Nên:
Trường hợp Công ty ký kết hợp đồng giao khoán công việc với cá nhân hoặc với đại diện nhóm công nhân thì người lao động nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

 
Quy định đối với lao động khoán việc


6. Một vài các công văn đáng chú ý hướng dẫn về hợp đồng giao khoán của lao động khoán việc

Công văn 13533/CTHDU-TTHT của Cục Thuế tỉnh Hải Dương về việc chính sách thuế 

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THU TỈNH HẢI DƯƠNG
________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
Số: 13533/CTHDU-TTHT
V/v chính sách thuế
Hải Dương, ngày 08 tháng 9 năm 2023
 
 
Kính gửi: Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An
Mã số thuế: 0801040766
(Đ/c: Khu Phụ Sơn, phường Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương)
 
Trả lời Công văn số 2408/2023/CV-KA ngày 24/8/2023 của Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An (sau đây gọi tắt là Công ty) về việc tính chi phí nhân công thuê khoán vào chi phí hợp lý của Công ty. Cục Thuế tỉnh Hải Dương có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
- Tại điểm a khoản 2 Điều 2 hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền...”
- Tại điểm i khoản 1 Điều 25 hướng dẫn khấu trừ và chứng từ khấu trừ thuế:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân...”
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) hướng dẫn các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
…”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để cung cấp nhân công làm việc cho Công ty thì thu nhập của cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân.
Khoản chi phí nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và có các chứng từ cụ thể:
+ Hợp đồng giao khoán;
+ Biên bản thanh lý hợp đồng;
+ Căn cước công dân của người lao động;
+ Biên bản nghiệm thu sản lượng hoặc biên bản xác nhận công việc hoàn thành;
+ Bảng chấm công;
+ Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN;
+ Chứng từ chi tiền;
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Cục Thuế tỉnh Hải Dương trả lời để Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An được biết./.
 

Nơi nhận:
Như trên;
- Lãnh đạo Cục;
- Các phòng: KK, TTKT1,2,3,4;
- Trang Thông tin điện tử Cục Thuế;
- Lưu: VT, TTHT.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
 
 
 
 
 
Bùi Đức Thanh
  

CÔNG VĂN 42366/CTHN-TTHT NGÀY 19/06/2023 VỀ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN DO CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 42366/CTHN-TTHT
V/v khấu trừ thuế TNCN
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2023
 
Kính gửi: Công ty TNHH Du lịch Trâu Việt Nam
(Địa chỉ: 33 Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội - MST: 0101314122)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số CV/2023-02 ngày không đề ngày của Công ty TNHH Du lịch Trâu Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) hỏi về việc khấu trừ thuế TNCN. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 17 Luật quản lý Thuế số 38/2019 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định về trách nhiệm của người nộp thuế:
“Điều 17. Trách nhiệm của người, nộp thuế
...2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế
...5. Ghi chép chính xác, trung thực, đy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. ”
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
+ Tại Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế:
“ 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. ”
...c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia hiểu diễn văhóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.”
+ Tại Điều 25 quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế:
“1. Khấu trừ thuế
...i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời, chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hưng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời, điểm cam kết.”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp Công ty chi trả tiền công, tiền thù lao thực hiện tour du lịch cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng với mức tổng chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì không phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân hướng dẫn tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Trường hợp Công ty chi trả tiền chi khác (bao gồm tiền tip, tiền boa) có tính chất tiền lương, tiền công cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC với mức tổng chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì Công ty thực hiện tương tự như hướng dẫn nêu trên.
Người nộp thuế phải tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của dữ liệu kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật quản lý Thuế số 38/2019 ngày 13/6/2019 của Quốc hội.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm Tra số 7 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Du lịch Trâu Việt Nam được biết và thực hiện./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng NVDTPC;
- Phòng TTKT7;
- Website Cục Thuế; .
- Lưu: VT, TTHT(2).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Hùng
 

Mẫu Hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133 và 200 mới nhất 2025

 

Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.


1. Hợp đồng giao khoán theo thông tư 200/2014/TT-BTC

1.1. Mẫu hợp đồng giao khoán theo thông tư 200

Đơn vị:…………….Mẫu số: 08 - LĐTL
Bộ phận:…………..(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
 
 
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày… tháng… năm…
Số: .....................
Họ và tên:…………………. Chức vụ………………..................………………
Đại diện..…………..……….bên giao khoán…………........................……….
Họ và tên:…………………. Chức vụ………………............................……...
Đại diện…………………….bên nhận khoán………………........................…
 
 CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:
I- Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán:……………………………………..…………
- Điều kiện thực hiện hợp đồng:………………………………..….………
- Thời gian thực hiện hợp đồng: ………………………………………….
- Các điều kiện khác:………………………………………………………
 
II-  Điều khoản cụ thể:
1. Nội dung công việc khoán:
-……………………………………………………………………………....
-……………………………………………………………………………....
2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán:
-…………………………………………………………………………..….
-……………………………………………………………………………...
3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:
-……………………………………………………………………………...….
-…………………………………………………………………………………
 
Đại diện bên nhận khoánĐại diện bên giao khoán
         (Ký, họ tên)(Ký, họ tên)
 
 
 

 Ngày … tháng … năm …
    Người lậpKế toán trưởng bên giao khoán
  (Ký, họ tên)(Ký, họ tên)

1.2. Mẫu biên bản thanh lý (Nghiệm thu) hợp đồng giao khoán theo thông tư 200

Đơn vị:...................
Bộ phận:................
 

Mẫu số 09 - LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

 
 
 Số : ...............
BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày ... tháng ... năm ...
 
 
Họ và tên : ............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên giao khoán .............
Họ và tên : ............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên nhận khoán ............
 
Cùng thanh lý Hợp đồng số ... ngày... tháng ... năm ...
Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện:......................
Giá trị hợp đồng đã thực hiện:.....................................................................
Bên ...... đã thanh toán cho bên...... số tiền là................. đồng (viết bằng chữ)......
Số tiền bị phạt do bên ..... vi phạm hợp đồng:................ đồng (viết bằng chữ)......
Số tiền bên .... còn phải thanh toán cho bên ..... là ........ đồng (viết bằng chữ)......
 
Kết luận:.................................................................................................................
 
           Đại diện bên nhận khoán                                        Đại diện bên giao khoán
                 (Ký, họ tên)                                               (Ký, họ tên, đóng dấu)


2. Hợp đồng giao khoán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC 

 

2.1. Mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Đơn vị: …………………
Bộ phận: ………………
Mẫu số 08 - LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
 
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày... tháng... năm...
Số: ………………
Họ và tên: ……………… Chức vụ ...........................
Đại diện…………………. bên giao khoán ............................................
Họ và tên: ………………………. Chức vụ..............................................................................................................
Đại diện ……………………. bên nhận khoán ..........................................
CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:
I- Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán:........................................................................
- Điều kiện thực hiện hợp đồng:................................................................
- Thời gian thực hiện hợp đồng:............................................................
- Các điều kiện khác:...........................................................................
II- Điều khoản cụ thể:
1. Nội dung công việc khoán:
-..............................................................................................................
-..............................................................................................................
2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán:
-..............................................................................................................
-..............................................................................................................
3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:
-..............................................................................................................
-..............................................................................................................
 

Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên)
Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)



Ngày ... tháng ... năm ...
Kế toán trưởng bên giao khoán
(Ký, họ tên)

2.2. Mẫu biên bản thanh lý (Nghiệm thu) hợp đồng giao khoán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Đơn vị: …………………
Bộ phận: ………………
Mẫu số 09 - LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
 
Số: ………….
BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày ... tháng ... năm ...
Họ và tên: …… Chức vụ…… Đại diện…… Bên giao khoán  ....................
Họ và tên: …… Chức vụ……… Đại diện…… Bên nhận khoán ..................
Cùng thanh lý Hợp đồng số ... ngày... tháng ... năm ...

Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện: ...................

Giá trị hợp đồng đã thực hiện: .......................................

Bên……. đã thanh toán cho bên……. số tiền là…….……. đồng
(viết bằng chữ) .....................................................................
Số tiền bị phạt do bên……. vi phạm hợp đồng: …….……. đồng
(viết bằng chữ) .....................................................
Số tiền bên .... còn phải thanh toán cho bên……. là……… đồng
(viết bằng chữ) .................................................................
Kết luận: .............................................................................................
 
Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên)
Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm: 


3. Cách làm hợp đồng giao khoán:


Theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Phụ lục 3 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC thì phương pháp lập và trách nhiệm lập hợp đồng giao khoán Mẫu số 08 - LĐTL như sau:

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.
 
Phần I. Điều khoản chung: Mẫu hợp đồng giao khoán
- Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.
- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán. 
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.
- Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.
 
Phần II. Điều khoản cụ thể:
Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thành toán) đối với bên nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản : 
- 1 bản giao cho người nhận khoán;
- 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;
- 1 bản chuyển về phòng kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.
 
Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.  
 
Còn cách lập biên bản thanh lý (Nghiệm thu) hợp đồng giao khoán - Mẫu số 09 - LĐTL thì các bạn vui lòng xem chi tiết tại đây:



Kế Toán Thiên Ưng lưu ý với các bạn như sau:
 
Mẫu hợp đồng giao khoán Mẫu số 08 - LĐTL được ban hành kèm theo thông tư 200 và thông tư 133: là mẫu chứng từ hướng dẫn (không phải là mẫu bắt buộc)
=> Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu Mẫu hợp đồng giao khoán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
 
Do đó các bạn có thể tham khảo Mẫu hợp đồng giao khoán Mẫu số 08 - LĐTL do công ty Kế Toán Thiên Ưng thiết kế để áp dụng vào công tác kế toán tại doanh nghiệp mình như sau:

Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất năm 2025
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------***---------
 
 
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC
(Số: 02/2025/HDKV)

BÊN A (BÊN THUÊ): CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Mã số thuế: 0108892073
Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 
Điện thoại: 02466.846.132 hoặc 0989 233 284.
Đại diện: Ông Hoàng Trung Thật                           Chức vụ: Giám đốc

 
BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ): Ông LÊ QUANG TRUNG         
Mã số thuế: 8339758432
CCCD số: 035025323568, Ngày cấp: 12/06/2021, Nơi cấp: Cục CS QLHCVTTXH
Địa chỉ: Số 146 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

 
Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:
 
Điều 1. Nội dung công việc: Bên A khoán cho Bên B thực hiện công việc: lắp đặt bảo dưỡng hệ thống máy điều hoà của công ty Kế Toán Thiên Ưng

Điều 2. Nơi làm việc:
            - Tại Công ty Kế Toán Thiên Ưng
            - Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

 Điều 3. Thời gian làm việc:
            Bên B phải thực hiện công việc đã ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này trong vòng 02 ngày:
Bắt đầu từ ngày 11/01/2025
Đến hết ngày 12/01/2025

Điều 4. Lương khoán
            - Số tiền: 1.600.000đ. (Bằng chữ: Một triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn./.).
            - Thời hạn trả lương: sau khi bên B hoàn thành công việc đã ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này.

Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên A
5.1. Quyền lợi:
            Yêu cầu bên B thực hiện đúng phần công việc đã được ghi tại Điều 1, trong thời gian tại Điều 3 của Hợp đồng này.

5.2. Nghĩa vụ:
            Thanh toán đầy đủ số tiền lương khoán cho bên B theo Điều 4 khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này.

Điều 6. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên B
6.1. Quyền lợi:
            - Được cấp phát vật tư để tiến hành bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống điều hoà
            - Được trả lương đã nêu tại Điều 4 khi hoàn thành công việc ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này.
6.2 Nghĩa vụ:
            - Thực hiện đúng công việc đã ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này.
            - Hoàn thành công việc đúng thời hạn đã ghi tại Điều 3 của Hợp đồng này.

Điều 7. Điều khoản chung
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và tự động thanh lý khi hai bên đã hoàn thành trách nhiệm với nhau

Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản : 
- 1 bản giao cho người nhận khoán;
- 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;
- 1 bản chuyển về phòng kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.

Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên)
Trung

Lê Quang Trung
 
Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên)
Thật

Hoàng Trung Thật

 
Người lập
(Ký, họ tên)
Liên
Nguyễn Thị Liên

Ngày 10 tháng 01 năm 2025
Kế toán trưởng bên giao khoán
(Ký, họ tên)
Minh
Trần Thị Minh

Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133, 200


Hướng dẫn cách lập Biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133 và 200 - Mẫu 09-LĐTL, phương pháp lập và trách nhiệm ghi Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán.



I. Mẫu biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán:

1. Mẫu biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133  


Đơn vịKế toán Thiên Ưng
Bộ phận: ………………
Mẫu số 09 - LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
 
Số: ………….
BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày ... tháng ... năm ...

 
Họ và tên: ………… Chức vụ………… Đại diện………… Bên giao khoán...........
Họ và tên: ………… Chức vụ………… Đại diện………… Bên nhận khoán...........
Cùng thanh lý Hợp đồng số ... ngày... tháng ... năm ..
Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện:.....................
Giá trị hợp đồng đã thực hiện:........................................................
Bên……. đã thanh toán cho bên……. số tiền là………. đồng (viết bằng chữ)........
Số tiền bị phạt do bên……. vi phạm hợp đồng: …. đồng (viết bằng chữ)............
Số tiền bên .... còn phải thanh toán cho bên……. là…… đồng (viết bằng chữ).........
Kết luận:.....................................................................................
 
Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên)
Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

2. Mẫu biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200
 

Đơn vị:................... 
Mẫu số 09 - LĐTL
 
Bộ phận:................ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
                    Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) 
    
   Số : ...............
       
 
 
 BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày ... tháng ... năm ...
 
 
           Họ và tên : ..........Chức vụ .......... Đại diện ........... Bên giao khoán ...........
Họ và tên : ..........Chức vụ ........... Đại diện ............. Bên nhận khoán ............
 
           Cùng thanh lý Hợp đồng số ... ngày... tháng ... năm ...
           Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện:.....................
           Giá trị hợp đồng đã thực hiện:..................................................................
           Bên ...... đã thanh toán cho bên...... số tiền là................. đồng (viết bằng chữ)......
Số tiền bị phạt do bên ..... vi phạm hợp đồng:................ đồng (viết bằng chữ)......
Số tiền bên .... còn phải thanh toán cho bên ..... là ........ đồng (viết bằng chữ)......
 
           Kết luận:.............................................................
 
           Đại diện bên nhận khoán                                        Đại diện bên giao khoán

                 (Ký, họ tên)                                               (Ký, họ tên, đóng dấu)

 

II. Cách lập biên bản nghiệm thu hợp đông giao khoán:

1. Mục đích:
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

- Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
- Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.
- Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
- Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
- Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.
- Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.
- Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
- Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.

- Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).

- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.
 


---------------------------------------------------------------------
biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán cách lập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hợp đồng khoán việc: thuế TNCN, Thuế TNDN, BHXH, Chi phí lương (kế toán thiên ưng)

  Hợp đồng khoán việc: thuế TNCN, Thuế TNDN, BHXH, Chi phí lương   Hợp đồng khoán việc (hay còn gọi là hợp đồng giao khoán hoặc hợp đồng thu...